Hồi lâu rồi mình có vô tình lướt phải livestream của một người anh có bảo “Hợp đồng giữa Freelancer và đoành nghiệp chỉ là tờ giấy vụn, chả đoán được là làm 1 tháng 2 tháng hay 6 tháng, thích đuổi là đuổi ”
Mục lục
ToggleXét về khía cạnh pháp luật
Căn cứ Điều 385 BLDS 2015 – Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Không giống nhân viên In-house, một Freelancer có thể ký nhiều loại hợp đồng với doanh nghiệp bao gồm: hợp đồng dịch vụ (Điều 513 BLDS 2015); hợp đồng hợp tác (Điều 504 BLDS 2015) và có thể cả hợp đồng lao động
Ngoại ra, hợp đồng không nhất thiết phải lập bằng giấy mà có thể qua tin nhắn, email, thậm chí bằng lời nói (Điều 400 BLDS 2015)
Khi đã ký kết, nghĩa là đồng ý với quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu anh bảo, hợp đồng giữa cá nhân và doanh nghiệp chỉ là mớ giấy vụn, không có tác dụng khi quyền và nghĩa vụ 1 bên bị xâm phạm thì có 3 trường hợp
1 – Không có kiến thức pháp luật,
2 – Không dám đòi hỏi quyền lợi
3 – Biết nhưng không muốn phiền phức
4 – Biết nhưng tỏ vẻ khinh thường
Kể cả trong trường hợp Hợp Đồng vô hiệu, Freelancer vẫn có thể quy đổi công sức của mình và yêu cầu doanh nghiệp trả tiền nha ạ (Căn cứ Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015)
Xét về khía cạnh thực tế
Trên thực tế, mình hiểu ý của anh cũng có phần đúng, chỉ là ngôn từ hơi nặng nề. Nhưng có lẽ không chỉ Freelancer và hầu hết nhân sự đều có khả năng bị cắt giảm nếu không biết cách tự tạo ra năng lực cạnh tranh.
Có một khái niệm bản thân mình thấy khá đúng mang tên “bẫy năng lực trung bình”. Sẽ có đôi lần trong đời chúng ta tự tin vào chuyên môn, vào khả năng và đi rất nhanh, nhưng rồi sẽ có những giai đoạn chững lại và cảm thấy “thực ra mình chẳng biết cái gì cả, cũng có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào”.
Nguyên nhân của cảm giác này xuất phát một phần do leader gánh team và có đồng nghiệp hỗ trợ dẫn tới chúng ta nghĩ mình giỏi rồi. Cũng có thể là ở công ty chuyên môn của mình cũng bình thường nhưng năng lực mặt bằng chung thấp nên tưởng mình xuất sắc.
Do đó, để đảm bảo rằng công việc của bản thân được diễn ra suôn sẻ và không quá bấp bênh, hãy tự tạo điều kiện để nâng cao năng lực cốt lõi bằng cách viết blog, tham gia vài khóa học hoặc tự nghiên cứu về các chủ đề xoay quanh chuyên môn mình đã làm
Kết lại, có lẽ trong thời gian suy thoái kinh tế, ai cũng có nguy cơ bị thất nghiệp bất cứ lúc nào. Dẫu pháp luật luôn đứng về phía người lao động nhưng nếu muốn, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra nhiều lý do và nhiều điều kiện khác nhau để ngừng hợp tác.
Chúc bạn bền bỉ với nghề!
Một bình luận
Good post. I learn something totally new and challenging on websites I stumbleupon every day. Its always exciting to read articles from other writers and practice a little something from other sites.