Mục lục
Toggle1. Tiêu đề bài viết và text ở ảnh cùng chung một nội dung
2. Bỏ qua bối cảnh của khán giả
Thường chúng mình rất dễ đọc được cái bài viết kiểu “giờ vàng đăng bài”, thực ra là có thật, mấy cái giờ ấy cũng có nghiên cứu, có nhiều case đúng thì người mới viết, mới khẳng định.
Nhưng liệu có đơn giản chỉ có “giờ vàng đăng bài”?
Mỗi đối tượng sẽ có một giờ vàng khác nhau, và nó chính là hệ quả từ “bối cảnh không gian” của khán giả.
Nếu hình ảnh lưu trữ một khoảnh khắc, nhắm tới thời gian thì câu chuyện nhắm tới giá trị cảm hứng về không gian. Chính ngôn từ đã gợi ra không gian và bối cảnh cho người đọc. Ngược lại, không gian bên ngoài cũng tác động rất nhiều tới cảm hứng tiếp nhận thông tin bài viết. Cả 2 bổ trợ cho nhau tạo thành một thước phim ngắn trong đầu khán giả
Và sai lầm của chúng mình là chỉ chăm chăm vào “công thức giờ vàng” mà không quan tâm tới bố cảnh của người đọc.
Cùng một buổi trưa, người làm tự do, họ có thể đăng vắt vẻo ở quán cafe nào đó, nhưng với người đi làm văn phòng, họ đang gục đầu xuống bàn hay nằm cuộn tròn ở một góc văn phòng tối sầm đã tắt đèn. 2 cảm xúc của 2 người này khác hẳn nhau
- Đối với người còn trùm chăn ở góc văn phòng nào đó, ngôn từ nhẹ nhàng sẽ dễ chạm hơn
- Đối với người còn vắt vẻ ở quán cafe nào đó, ngôn từ vui vẻ, sảng khoái sẽ được tiếp nhận nhiều hơn
Vậy làm sao biết người ta muốn gì mà chiều?
Lúc này thì năng lực thấu hiểu đối tượng người đọc mục tiêu mới cực kỳ quan trọng. Mình càng hiểu khán giả bao nhiêu, tỷ lệ thắng càng lớn. Chúng ta khó thể viết được một bài mang lại hiệu quả theo kiểu “ăn mày”, “chắc là người ta sẽ thích” được.
Quá trình thấu hiệu này cần nghiên cứu, cần trải nghiệm và cần lắng nghe phản hồi của chính người đọc, chính khách hàng.
Tuy nhiên khó quá thì có thể bắt đầu nghĩ về những bối cảnh có tỷ lệ giống nhau giữa các tệp đối tượng như buổi sáng thì không nên nói chuyện tiêu cực và chuyện tiền năng vì dễ bị ghét lắm :v