Search
Close this search box.

Cách mà Storytelling (content kể chuyện) chạm tới người đọc 

Trong thời đại content lên ngôi, ai ai cũng ra rả về câu chuyện phải viết storytelling, phải việt bài kể chuyện đi, vậy bạn đã biết lý do tại sao storytelling lại gần gũi và dễ chạm tới cảm xúc người đọc hơn là các bài viết quảng cáo xôi thịt bình thường chưa?

Các lớp phòng vệ cảm xúc của mỗi người

Mỗi người sẽ có 6 lớp phòng vệ cảm xúc tương đương với 5 mối quan hệ phổ biến

(1) Người thân – Gắn liên với cảm giác vì nhau, không hề toan tính vụ lợi

(2) Bạn bè – Gắn liền với sự vui vẻ, và đôi khi là khoe mẽ

(3) Người yêu – Gắn liền với sự yêu thương và trân trọng

(4) Thầy cô, đồng nghiệp.v.v. – Gắn liền với sự tôn trọng, hài lòng

(5) Người lạ – Gắn liền với cảm xúc tự hào 

IMG 0716

Mỗi lớp phòng vệ này sẽ tương ứng với cách riêng biệt mà mỗi người đặt cảm xúc vào. Ở mỗi giai đoạn cuộc đời mỗi người sẽ tập trung vào một lớp phòng vệ khác nhau, từ đó có thể dựa vào đối tượng mục tiêu của mình để đánh mạnh

Ví dụ: Thời thơ ấu, xung quanh ta chỉ có người thân và bạn bè, do đó lớp phòng vệ Tôi – người thân và bạn bè sẽ phát huy mạnh mẽ 

Thời niên thiếu, chúng mình đi học, bớt nghe lời bố mẹ hơn, do đó lớp phòng vệ bạn bè, người yêu, thầy cô sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết 

Khi đã trưởng thành, chúng ta có xu hướng mong muốn quay trở về nhà, thi thoảng nhớ lại những mối quan hệ bạn bè cũ, tự nhiên lớp phòng vệ cảm xúc người thân lại bắt đầu mạnh mẽ hơn 

Con người sẽ luôn trôi nổi trong các lớp cảm xúc chứ không nằm cố định ở bất kỳ lớp nào cả. Và Content Storytelling sẽ đi vào và phá vỡ từng lớp cảm xúc, từ đó chạm tới người đọc. Ngoài ra, việc dịch chuyển họ từ lớp này qua lớp khác cũng là một trong những cách bán hàng hiệu quả

Ví dụ về cách storytelling phá vỡ các lớp cảm xúc và “chạm” tới người đọc

Ví dụ về Bài viết tình bạn

Anh chup Man hinh 2023 04 20 luc 14.09.01

Suốt hành trình chúng mình sẽ có 3 loại bạn:

1. Bạn tại một thời điểm

Hồi lớp 7, mình quen Phương trong một lớp học thêm ở xã. Phương và mình học khác trường trung học, chả quen nhau, nhưng ở lớp học thêm chỉ mỗi 2 đứa con gái, vậy là chúng mình nói chuyện nhiều. Kết thúc 2 tháng hè, chúng mình mất liên lạc, chẳng thể nhớ mặt gọi tên nhau, đấy là tình bạn ở một thời điểm

2. Bạn vì một lý do

Lên cấp 3, xui rủi làm sao mình và Phương học chung lớp. Mình giỏi môn Văn, còn Phương thì mạnh Hóa. Chúng mình ngồi cùng bàn với 2 đứa nữa, giỏi Lý và Toán. Vậy là bộ tứ chúng mình – bạn vì một lý do là chung lớp, ngồi cạnh, cùng nhau vượt qua năm tháng trung học nhẹ tênh.

Cuối mùa thu năm 2016, chúng mình vào đại học. Mỗi đứa một trường xa nhau
– Alo, alo, cuối tuần này qua phòng Nga làm bánh bèo nhé
– Linh nhắn vào nhóm chat chung.
– Oke nha
– Tau cũng ok, cuối tuần t mua nước qua
Mình và Phương cùng nhắn vào nhóm. Cuối tuần nào cũng vậy, cũng đều tụ tập, đều nói chuyện, đều hàn huyên.
Nhưng chỉ khoảng 1 năm sau…
– Cuối tuần này có kèo gì không các bạn?
….
Alo Alo…
Phương nhắc lại vào nhóm vì chẳng thấy đứa nào trả lời.
– Cuối tuần này t bận rồi, hẹn bữa khác nha
– Ừa t cũng bận nữa, hay thứ 2 đi
– Thứ 2 t cũng bận rồi
Những cuộc rủ rê bắt đầu thưa thớt dần theo năm tháng. Và đấy là lúc, chẳng còn nhiều lý do để tiếp tục là bạn.

3. Bạn cả đời

Mặc dù những cuộc hẹn dần thưa thớt, những cuộc nói chuyện dần nhạt đi. Lý do chúng mình bên nhau chẳng còn nữa, không học chung, không làm chung, không cùng công việc. Mình mất liên lạc với nhiều người, nhưng thi thoảng mình và Phương vẫn hàn huyền, vẫn âm thầm giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đến tận bây giờ, đã gần 10 năm trôi qua.
Ấy là lúc, Phương – ‘’Bạn vì một lý do’’ trở thành ‘’ bạn cả đời ‘’ của mình.

Cuộc đời sẽ luôn luôn tồn tại 3 kiểu bạn, có thể tách biệt, có thể không. Và trong hành trình dài rộng, rồi các mối quan hệ sẽ hẹp hơn, đôi khi mình buồn vì những người bạn thuở học trò không còn nói chuyện, không còn kết bạn facebook, follow Instagram hay đã có những mối quan hệ mới vui vẻ hơn.

Nhưng có lẽ cuộc đời chỉ cần một người như Phương, khi lý do đã kết thúc, thời điểm đã sai, thì chúng ta vẫn ở đó, lắng nghe và san sẻ…

Trong bài viết này, thay vì liệt kê, những câu chuyện đã đi sâu vào lớp phỏng vệ cảm xúc TÔI – BẠN BÈ, đây là lớp phòng vệ cảm xúc mà mỗi khi nhắc đến cũng đều có những cảm xúc vui vẻ. Khi chỉ đưa ra các gạch đầu dòng, kết hợp diễn giả những phần text cơ bản thì các khái “bạn từng thời điểm, bạn một thời, bạn cả đời” sẽ chỉ lưu dấu lại trong tâm trí người một chút xíu rồi quên ngay.

Ngược lại, các câu chuyện tưởng như đơn giản nhưng lại giúp người đọc “hoài niềm” về quãng thời gian đã qua, quãng thời gian sinh viên. Ngay tại thời điểm này, chúng ta kéo người đọc dịch chuyển từ các lớp cảm xúc khác, dịch chuyển dần về lớp cảm xúc TÔI – BẠN BÈ. Điển hình có thể đo lường thông qua một số cmt như:

Anh chup Man hinh 2023 04 20 luc 14.14.38

Ở mỗi thời điểm trong đời, chúng ta sẽ đặt mình trôi nổi trong các tầng lớp cảm xúc khác nhau liên quan tới các mối quan hệ xung quanh, việc của người viết là kéo người đọc dịch chuyển dần về lớp cảm xúc mà mình muốn, từ đó tạo sự “phụ thuộc cảm xúc” và người đọc sẽ bắt đầu nương theo câu chuyện, hành trình, tin hơn vào thông điệp mà bản thân người viết truyền tải

 

Hoài Thịnh

Hoài Thịnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

related news