Search
Close this search box.

Từ kể chuyện đơn thuần đến “nghệ thuật kể chuyện”

Thường mọi người sẽ có những công thức viết Content, kỹ thuật tối ưu quảng cáo, nhưng tại sao riêng Storytelling lại là “The Art of Storytelling” hay Nghệ thuật kể chuyện?

Từ cách đây hơn 6000 năm, kể từ khi ngôn ngữ loài người hình thành, kể chuyện là cách mà các nền văn hóa được truyền lại cho thế hệ sau, như những niềm tin và giá trị chung của nhân loại. Hay chúng mình vẫn thường biết đến một số câu chuyện cổ tích thông qua phương thức “truyền miệng”

Tất cả chúng ta đều có thể kể chuyện, đều có những điều có thể kể ra hàng ngày, hàng giờ, nhưng chỉ có nghệ thuật kể chuyện mới khiến câu chuyện trở nên thu hút và tạo nên sự chuyển đổi (có thể là chuyên đổi trong nhận thức, cảm xúc hoặc về mặt vật chất)

Những câu chuyện hay đều có thể tồn tại dưới dạng tường thuật bằng lời nói hoặc bằng văn bản tùy thuộc vào bối cảnh. Ví dụ, cùng một câu chuyện, mình có thể chia sẻ nó lên Facebook cá nhân/Fanpage bằng dạng văn bản, nhưng ngược lại có thể dạng lời nói nếu mình quay video Youtube, TikTok và ngay cả khi mình thuyết trình trước đám đông, hay đơn giản là nói chuyện với đứa bạn. 

Nghệ thuật kể chuyện chính là bao hàm khả năng thu hút sự chú ý, lấy được sự tương tác của người nghe và là sợi dây kết nối giữa người đọc và người nghe. Cụ thể 

Anh chup Man hinh 2023 05 10 luc 15.38.23
Nguồn ảnh: Hubspot

Thu hút sự chú ý

Không ai muốn nghe chuyện của bạn cả, trừ khi nó đủ hấp dẫn hoặc mang lại lợi ích cho họ. Chỉ kể một câu chuyện thôi thì chưa bao giờ là đủ, nếu muốn câu chuyện gây được tiếng vang lớn, hãy thu hút sự chú ý của đối phương 

Đơn giản nhé, mỗi ngày chúng ta dành 3 tiếng để lướt mạng xã hội, và trong 3 tiếng đó, hàng chục, thậm chí là hàng trăm nội dung được sinh ra, vậy làm sau để một câu chuyện có thể khiến chúng ta dừng lại và thôi lướt xuống? 

Một trong những cách đơn giản để tạo sự chú ý chính là tập trung vào những mối quan tâm của người đọc, thay vì tập trung vào mong muốn của bản thân. Hãy thôi kể lể về bản thân, hãy cho họ thấy quá trình, cho họ thấy rằng họ là một phần của câu chuyện, đang trôi theo mạch truyện mà chúng mình kể. 

Ví dụ, 5lancing vừa bắt đầu mở bán khóa Freelance Content Mastery, thay vì thao thao bất tuyệt về nội dung khóa học, thì chúng mình sẽ kể về quá trình mà nó hình thành, kể về những rào cản, những chiến thắng bé nhỏ trong hành trình làm Content Freelancer, để mọi Follower nhìn thấy mình trong đó, đồng cảm và nương theo hành trình khóa học. 

Tạo sự tương tác cùng khản giả

Sẽ thật chán nếu chúng mình chỉ kể thôi mà chẳng ai nghe hay phản hồi, nó giống như việc chúng mình ngồi một mình trong quán cà phê, tự nói cho mình nghe vậy. Nó sẽ tốt nếu mình tự vấn đề đưa ra giải pháp, nhưng sẽ thật tệ nếu như chúng ta có khao khát chia sẻ và mong muốn được đáp trả

Do đó, nghệ thuật kể chuyện không đơn thuần chỉ là câu chuyện bạn kể, đó còn là cách mà khán giả phản hồi và tương tác với câu chuyện. Kể cả việc chúng mình đăng Facebook, Blog hay như chúng mình xem phim trên tivi, chúng mình cũng tương tác với câu chuyện của nhân vật bằng các bài post thảo luận ngoài đời thực hoặc thông qua mạng xã hội. 

Sự tương tác có thể đến từ những người thân, người hâm mộ bạn thông qua mạng xã hội và cả người mới. Miễn tạo được sự tương tác đa chiều nghĩa là bạn đã có câu chuyện thành công một phần.

Ngay thời điểm mà khán giả tương tác với câu chuyện của bạn, cảm giác được kết nối bắt đầu diễn ra. Sự kết nối chính là điểm quan trọng biến một người lạ trở thành người theo dõi, trở thành fan và là người mua hàng trong tương lai. Khi có sự kết nối dù ít hay nhiều, mức độ chuyển đổi sẽ cao hơn. 

Hãy để câu chuyện như một thước phim quay chậm trong đầu

Mình từng nghe anh Minh bảo rằng, điểm khác biệt của một người kể chuyện giỏi và người bình thường đó là người kể chuyện giỏi biết cách khiến cho câu chuyện diễn ra ngay trước mắt đọc giả mà họ chẳng cần quá nhiều nỗ lực để tưởng tượng. 

Ví dụ, lúc mình xem phim thì quá dễ rồi, mọi hành vi, cảm xúc và lời nói của nhân vật đều được diễn viên thể hiện hết sức chi tiết. Tuy nhiên, dưới dạng văn đọc hay bản thân trường thuật một câu chuyện khác, thì chúng ta cần làm rõ để đọc giả có thể hình dung ra, giống như bản thân là một nhân vật (có thể là đặt mình vào một trong những nhân vật đó, hoặc là người thứ 3 đứng ngoài chứng kiến câu chuyện). 

Để làm được điều này, trong câu chuyện, chúng ta cần làm rõ 2 diễn biến quan trọng đó là 

  • Diễn tiến bên ngoài: Bối cảnh, xung đột, hành động, cái kết
  • Diễn tiến bên trong: Vấn đề thực sự, cảm xúc, suy nghĩ và sự thay đổi trong tư duy của nhân vật 

Đọc chi tiết tại bài viết: 2 diễn biến quan trọng tạo nên một câu chuyện hay

IMG 0902

Khi ai đó lắng nghe bạn và họ có thể hình dung ra trong đầu từng chi tiết nhỏ thì câu chuyện đó có thể gợi lại những ký ức và mọi người có thể được đưa về những lớp phòng vệ cảm xúc cơ bản, từ đó “chạm” đến người đọc, kích thích tương tác đa chiều (có thể là cmt thảo luận hoặc cân nhắc mua hàng)

Về cơ bản, kể chuyện cũng như vẽ tranh, ai cũng kể được, ai cũng vẽ được nhưng không phải ai cũng vẽ đẹp, kể hay. Nó còn nhiều kỹ thuật và cả khả năng bẩm sinh của từng người. Tuy nhiên có thể rèn luyện qua thời gian nha. Đón chờ bài viết sau của mình về kỹ năng kể chuyện nha!

 

Hoài Thịnh

Hoài Thịnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

related news